Bà bầu ăn củ sắn được không? 3 người kỵ không nên ăn củ sắn

Thực phẩm an toàn trong giai đoạn mang thai luôn là vấn đề được rất nhiều bà bầu quan tâm và tìm hiểu vô cùng kỹ lưỡng. Trong số vô vàn thực phẩm có trên thị trường hiện nay thì củ sắn cũng là món ăn khiến rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng liệu bà bầu có ăn được hay không? Và những nhóm người nào kiêng kỵ không nên ăn củ sắn? Bầu ăn củ sắn được không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về điều này thì hãy cùng Giaonhan247 tìm hiểu trong bài viết này nhé.

củ sắn
Củ sắn hay còn gọi là củ đậu được coi là một loại tráng miệng được rất nhiều người yêu thích

Củ sắn – loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe 

Củ sắn hay còn gọi là củ đậu được coi là một loại tráng miệng được rất nhiều người yêu thích vì tính mát cũng như hương vị vô cùng dễ ăn. Chính vì vậy mà nhiều người dùng nó như một món ăn giải khát trong mùa hè nóng nực.

Củ sắn thuộc loại cây dây leo có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ, khi về đến Việt Nam nó được trồng rộng rãi và được gọi với nhiều tên khác nhau: củ đậu, sắn nước,…

Củ sắn có hoa màu tím nhạt, phần thân theo dạng dây leo có thể dài từ 4-5m và phần rễ phình to ra có màu vàng nâu nhạt, mỏng và phần ruột màu trắng kem. Hương vị ngọt nhẹ, bạn có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: nộm, súp, xào, món hầm,…

Tuy nhiên bạn sẽ không thể ăn được phần lá và hạt của củ sắn vì nó có chứa những chất độc với cơ thể. Đây cũng là thành phần để tạo ra các loại thuốc diệt côn trùng, diệt các loại rệp,…

Ăn củ sắn có tốt không? Những chất dinh dưỡng có trong củ sắn là gì? 

Nước chiếm tới 80-90% trong thành phần của của củ sắn, 4.51% là đường glucose và 2.4% tinh bột cùng nhiều dưỡng chất khác.

Theo như các nghiên cứu chỉ ra thì trong 130g củ sắn có chứa tới: 49g Calories, 12g cacbohidrat, 1g protein; 6,4g chất xơ; ngoài ra còn chứa các chất tốt cho cơ thể như: vitamin C, sắt, magie, kali, mangan, folate,…

Có bầu ăn củ sắn được không? 

Với những chất dinh dưỡng có trong củ sắn kể trên thì bà bầu hoàn toàn có thể ăn được và nó còn rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của củ sắn đối với bà bầu:

Củ sắn để kích thích hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón 

Trong củ sắn có chứa chất inulin giúp ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày. Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp các bà bầu tránh được tình trạng táo bón, kích thích nhu động ruột đẩy chất thải và các chất độc ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, nó còn giảm thiểu được các triệu chứng của bệnh trĩ, tiêu chảy và là một biện pháp duy trì cân nặng rất tốt.

Củ sắn bổ sung rất vitamin C cho bà bầu   

Với hàm lượng vitamin C cao, đây có thể coi là một loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi, giúp chữa lành các tế bào và mô bên trong cơ thể. Một công dụng cực kỳ tuyệt vời nữa của vitamin C chứa trong củ sắn là giúp tái tạo các mô, tăng cường mạch máu cho nhau thai, cung cấp oxy cho bào thai, giảm các nguy cơ bị bong nhau thai.

ship-hang-tu-my-ve-vn-post

Ngoài ra, vitamin C chứa trong củ sắn còn giúp cho xương, răng chắc khỏe, đây là điều mà phụ nữ rất cần trong quá trình mang thai.

Giúp xoa dịu thần kinh và cơ bắp cho bà bầu 

Trong quá trình mang thai, rất nhiều bà bầu gặp tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress đặc biệt khi bị ốm nghén nên bác sĩ thường cho uống bổ sung vitamin B6. Mà chất này trong củ sắn cũng chứa rất nhiều, nó sẽ giúp ổn định hệ thần kinh, hình thành các tế bào hồng cầu và chuyển hóa protein thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.

Giúp tăng cường trao đổi chất cho bà bầu 

Với các chất như folate, riboflavin cùng những loại vitamin B chứa trong củ sắn sẽ làm giảm các cơn đau dạ dày và các cơn đau khác. Phân giải các chất dinh dưỡng để hấp thụ vào cơ thể, rất quan trọng trong quá trình hoạt động của dạ dày. Prebiotic còn tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột.

Củ sắn giúp phòng ngừa dị tật ở thai nhi 

Trong củ sắn có chứa chất Folate rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, tạo ra các ADN mang thông tin di truyền, tăng cường tế bào và hình thành các hemoglobin, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Khoa học đã chứng minh, nếu trong quá trình mang thai mà người mẹ thiếu folate thì em bé rất dễ bị các dị tật như sưng não và tủy sống, dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch, sứt môi.

Củ sắn giúp bổ sung nước cho bà bầu  

Trong củ sắn chứa tới 85% nước, đây là một loại thực phẩm bù nước cực kỳ tốt nhất là cho các bà bầu vào trời mùa hè nóng nực. Ngoài việc uống nước thì bạn cũng có thể bạn cũng có thể dùng củ sắn để bù nước cho cơ thể.

Củ sắn giúp đẹp da cho bà bầu  

Phụ nữ khi mang thai thường sẽ không hoặc rất ít sử dụng các loại mỹ phẩm, cùng với việc lo lắng, stress sẽ làm da xấu, nổi mụn, xuất hiện các nếp nhăn và sạm đi rất nhiều. Thật may mắn khi bạn cũng có thể sử dụng củ sắn như một cách để bảo vệ cho nhan sắc của mình.

Đối với những người có làn da khô thì có thể ép lấy nước hoặc thái lát mỏng làm mặt nạ tự nhiên sẽ giúp làn da trở nên mịn màng, căng bóng, mềm mượt, giảm các nếp nhăn và hút các chất độc, cặn bã ở trong da cực kỳ hiệu quả.

bầu ăn củ sắn được không
Nước chiếm tới 80-90% trong thành phần của của củ sắn

Những lưu ý cho bà bầu khi ăn củ sắn

Mặc dù củ sắn mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ trong quá trình mang thai nhưng cũng sẽ có một số lưu ý cần phải lưu lại:

Không nên ăn củ sắn trước bữa ăn

Trong củ sắn mặc dù chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ và nước nên nó sẽ tạo cảm giác no lâu, nên bạn không nên ăn củ sắn trước bữa ăn sẽ làm mất cảm giác ngon miệng và không thể ăn các món bổ dưỡng khác.

Không nên ăn củ sắn vào trời lạnh, hoặc ăn quá nhiều

Ngoài ra vì tính mát nên bạn không nên ăn vào trời lạnh hoặc ăn quá nhiều sẽ gây tình trạng đi ngoài, không tốt cho cả mẹ lẫn em bé trong bụng.

Chính vì vậy nên khi ăn củ sắn cũng sẽ cần có định lượng, bà bầu chỉ nên ăn tối đa 200g củ sắn trong một ngày. Để tránh trường hợp bị đau bụng, đi ngoài bạn cũng có thể chế biến củ sắn thành nhiều món ăn khác nhau để an toàn hơn.

3 nhóm người kiêng kỵ không nên ăn củ sắn

Tuy củ sắn có nhiều công dụng tốt nhưng cũng giống như những loại thực phẩm khác trước khi đưa vào cơ thể cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng nó có phù hợp không, cũng như ăn bao nhiêu là đủ. Dưới đây là 3 nhóm người kỵ không nên ăn củ sắn:

Người có bụng yếu, đường ruột kém

Chính vì tính mát và nhiều nước của củ sắn mà với những người có thể hàn không nên ăn nhiều củ sắn sống vì nó rất dễ bị lạnh bụng, gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài không tốt cho đường tiêu hóa.

Thay vào đó bạn có thể chế biến nó thành các món ăn chín như xào, nấu canh, dạng súp  để tốt cho sức khỏe hơn.

Người đang trong giai đoạn giảm cân 

Củ sắn có thể đưa vào thực đơn trong chế độ ăn thô, ăn kiêng nhưng nhiều người lại mắc sai lầm nghiêm trọng khi dùng nó thay thế cho các thực phẩm khác.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các chất có trong củ sắn sẽ không thể đáp ứng được hết những gì mà cơ thể cần để duy trì năng lượng trong ngày. Chính vì vậy, việc chỉ ăn củ sắn sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc.

Đặc biệt là bạn không nên ăn no củ sắn vì với thành phần chủ yếu là nước, nó sẽ làm cho dạ dày của bạn dãn ra, dịch vị dạ dày sẽ tiết nhiều hơn và kết quả là bạn ăn nhiều nhưng lại vẫn cảm thấy đói. Nên coi củ sắn là thực phẩm chính trong thực đơn giảm cân là hết sức sai lầm.

Không được ăn phần lá và hạt của củ sắn 

Lá và hạt của củ sắn không ăn được ở mọi hình thức và tất cả mọi người cần chú ý điều này. Hai bộ phận này chứa chất rotenon chỉ được sử dụng làm thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt côn trùng hoặc các loại thuốc chữa bệnh ngoài ngoài da như ghẻ, lở.

Nếu ăn phải lá hoặc hạt của củ sắn thì bạn sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng, loạn nhịp tim, co giật, suy hô hấp, tụt huyết áp nên khi bạn mua củ sắn còn vẫn còn còn dây và lá tươi thì phải cắt bỏ ngay nó đi nhé.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn thông tin rằng liệu bà bầu có ăn được củ sắn hay không và 3 nhóm người không nên ăn củ sắn. Thực phẩm cho phụ nữ mang thai luôn cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa vào cơ thể nên bạn hãy chọn chế độ ăn uống thật khoa học và có lợi cho sức khỏe nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Tags

Bài viết liên quan

Bàn chải điện Colgate
Review bàn chải điện Colgate Sonic 360 và cách thay pin A-Z
ban chai dien panasonic
Top 6 bàn chải điện Panasonic nhận review siêu bền cực tốt
ban chai dien philip
Top 9 bàn chải điện Philips Sonicare nhiều review cực tốt
máy xay thịt Panasonic 5076
Top 10 máy xay thịt làm giò chả đa năng Panasonic tốt nhất

Bình luận(3)

Viết câu hỏi của bạn...

Họ và tên
Email
Số điện thoại
Nội dung

Bài viết mới

Thông báo thay đổi địa chỉ kho nhận hàng tại Trung Quốc
Trung Quốc, Vận chuyển hàng nước ngoài về Việt Nam
Bàn chải điện Colgate
Review bàn chải điện Colgate Sonic 360 và cách thay pin A-Z
Chia Sẻ, Kinh nghiệm mua dụng cụ làm đẹp & sức khỏe, Mua dụng cụ chăm sóc răng miệng
ban chai dien panasonic
Top 6 bàn chải điện Panasonic nhận review siêu bền cực tốt
Chia Sẻ, Kinh nghiệm mua dụng cụ làm đẹp & sức khỏe, Mua dụng cụ chăm sóc răng miệng
ban chai dien philip
Top 9 bàn chải điện Philips Sonicare nhiều review cực tốt
Chia Sẻ, Kinh nghiệm mua dụng cụ làm đẹp & sức khỏe, Mua dụng cụ chăm sóc răng miệng
máy xay thịt Panasonic 5076
Top 10 máy xay thịt làm giò chả đa năng Panasonic tốt nhất
Chia Sẻ, Kinh nghiệm mua đồ gia dụng, Mua đồ dùng gia đình
am sieu toc ocooker
Top 5 ấm siêu tốc thông minh Xiaomi được đánh giá tốt nhất
Chia Sẻ, Kinh nghiệm mua đồ gia dụng, Mua đồ dùng gia đình
Zalo
uu-dai-30-thang-4-popup