Kháng sinh uống mấy ngày, bao lâu thì ngấm và đào thải hết?

Thuốc kháng sinh là một nhóm thuốc phổ biến giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Chỉ riêng trong năm 2017, người Mỹ đã sử dụng khoảng 260 triệu đơn thuốc kháng sinh. Phần lớn mọi người đều đã từng sử dụng kháng sinh để điều trị các loại bệnh liên quan đến việc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng,…

Một số câu hỏi thường gặp nhất liên quan đến kháng sinh là uống kháng sinh bao nhiêu ngày thì đào thải hết, kháng sinh uống mấy ngày, uống thuốc kháng sinh sau bao lâu thì ngấm? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây!

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là một trong những loại thuốc phổ biến thường được dùng để chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Kháng sinh còn được gọi là chất kháng khuẩn với chức năng điều trị nhiễm trùng bằng cách giết chết hoặc làm giảm sự ảnh hưởng, sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.

thoi-gian-ngam-khang-sinh
Kháng sinh uống mấy ngày, bao lâu thì ngấm và đào thải hết?

Các dòng kháng sinh hiện đại đầu tiên được sử dụng vào năm 1936 và đến tận ngày nay kháng sinh vẫn là loại thuốc mạnh mẽ, cứu cánh cho những người bị nhiễm trùng nghiêm trọng và ngăn ngừa các vấn đề nhiễm trùng nhẹ để tránh chuyển biến nặng.

Có rất nhiều nhóm kháng sinh, mỗi nhóm có chức năng hoạt động tốt nhất với các loại nhiễm trùng do các vi khuẩn cụ thể gây ra.Hiện, kháng sinh có nhiều dạng, trong đó bao gồm dạng viên nén, viên nang, dung dịch lỏng, thuốc mỡ, kem.

Phần lớn kháng sinh chỉ được bán khi có đơn kê của bác sĩ, một số loại như kháng sinh dạng thuốc mỡ và kem có thể được mua mà không cần toa kê đơn.

Các câu hỏi thường gặp về thuốc kháng sinh

Là loại thuốc có mặt trong nhiều đơn thuốc và được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, nên các câu hỏi, băn khoăn và thắc mắc về loại thuốc này tương đối nhiều. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về thuốc kháng sinh.

thuoc-khang-sinh-la-gi
Các câu hỏi thường gặp về thuốc kháng sinh

Uống kháng sinh bao nhiêu ngày thì đào thải hết?

Uống kháng sinh bao nhiêu ngày thì đào thải hết? Để đánh giá sự thải trừ của thuốc kháng sinh ra ngoài cơ thể, bác sĩ sẽ tính theo tốc độ thải trừ, thời gian thuốc được thải trừ. Công thức này sẽ được tính dựa trên thời gian mà nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa.

Thông thường thì với những kháng sinh có thời gian bán thải cao, lượng thuốc dùng một ngày chỉ là một viên để đảm bảo duy trì kháng sinh chống lại vi khuẩn. Thời gian bán thải nhỏ thì số lần dùng kháng sinh trong ngày phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu trị bệnh, từ 2 cho tới 3 lần.

Người ta thường tính thời gian kháng sinh đào thải ra ngoài cơ thể bằng thời gian bán thải của thuốc. Ví dụ, một dòng kháng sinh có thời gian bán thải lên tới 70 giờ (rất cao) thì cần gần 3 ngày thì 50% lượng thuốc trong cơ thể mới được đào thải hết. Với những loại thuốc bán thải cao như vậy, người dùng bắt buộc phải đợi thuốc đào thải hết ra ngoài cơ thể thì mới nên dùng tiếp các liều tiếp theo.

uu-dai-cuoi-thang-3

Cũng có những loại kháng sinh có thời gian bán thải ngắn, chỉ 6 cho tới 8 giờ là thuốc đã được thải 50% ra ngoài cơ thể. Do vậy thời gian sử dụng thuốc có thể là từ 2 cho tới 3 lần một ngày.

Nhìn chung, không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi uống kháng sinh bao nhiêu ngày thì đào thải hết? Thời gian dựa trên loại thuốc kháng sinh mà bạn sử dụng, vậy nên hãy tham khảo bác sĩ và hỏi kỹ về thời gian bán thải của thuốc trước khi sử dụng.

Uống thuốc kháng sinh sau bao lâu thì ngấm?

khang-sinh-la-gi
Uống thuốc kháng sinh sau bao lâu thì ngấm?

Uống thuốc kháng sinh sau bao lâu thì ngấm? Thuốc kháng sinh bắt đầu hoạt động gần như ngay lập tức. Ví dụ, amoxicillin mất khoảng một giờ để đạt đến mức cao nhất trong cơ thể. Vì vậy, ngay sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ, bạn sẽ thấy cơ thể đỡ hơn, tuy nhiên cũng có những người không cảm thấy tình trạng giảm triệu chứng cho đến các liều sử dụng về sau.

Thông thường, thuốc kháng sinh sẽ cho thấy sự cải thiện ở những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn trong vòng một đến ba ngày. Điều này cũng tùy thuộc vào loại bệnh, phản ứng miễn dịch của cơ thể. Với một số người, hệ miễn dịch cần thời gian để ổn định trước khi tiếp nhận kháng sinh và sau khi vi khuẩn có hại bị tiêu diệt.

Một số loại kháng sinh, chẳng hạn như fosfomycin được sử dụng để điều trị một số trường hợp nhiễm trùng tiểu, có tác dụng ngay lập tức và thường chỉ cần một liều. Các loại kháng sinh khác, bao gồm cả tetracycline được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh từ mụn trứng cá đến giang mai, có thể mất vài tuần điều trị với nhiều liều trước khi bệnh nhân nhận thấy bất kỳ sự cải thiện nào trong các triệu chứng.

Tóm lại, thời gian để kháng sinh ngấm hay thực sự có hiệu quả tùy thuộc vào hệ miễn dịch, loại bệnh mà người dùng đang gặp phải.

Kháng sinh uống mấy ngày?

Tùy thuộc vào thời gian bài thải của từng loại thuốc mà bác sĩ sẽ thực hiện kê đơn thuốc và chỉ định ngày sử dụng thuốc cho bạn. Các tình trạng bệnh khác nhau sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh khác nhau.

Có một số loại kháng sinh có thể sử dụng trong khoảng 2 cho tới 3 ngày 1 liều, trong thời gian này, thuốc có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và người dùng không cần phải sử dụng thuốc liên tục.

Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng trong 5 – 7 ngày đối với hầu hết các nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Với trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng nặng thì thời gian sử dụng có thể lên tới 20 ngày. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian lý tưởng để uống thuốc kháng sinh là trong khoảng 7-14 ngày. Sử dụng quá nhiều kháng sinh trong thời gian dài cũng không có ích cho cơ thể của bạn.

Thuốc kháng sinh có tác dụng phụ không?

Có, bất kỳ loại thuốc nào cũng có những tác dụng phụ không mong muốn dù nặng hay nhẹ, kháng sinh dù được sử dụng để tiêu diệt các vi khuẩn nhưng cũng có một số tác dụng phụ:

  • Thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ bao gồm phản ứng dị ứng và tiêu chảy nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng do vi khuẩn (vi trùng) Clostridium difficile (C. diff) gây ra. Thuốc kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà bạn có thể đang dùng.
  • Dùng thuốc kháng sinh khi cơ thể không thực sự cần có thể dẫn đến sự phát triển của tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi kháng thuốc phát triển, kháng sinh có thể không ngăn được nhiễm trùng trong tương lai. Mỗi khi bạn uống một loại thuốc kháng sinh không cần thiết, bạn sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng kháng thuốc trong tương lai. Do vậy, không nên uống kháng sinh quá nhiều hoặc uống kháng sinh mà không được kê đơn
  • Dị ứng kháng sinh: Hàng năm, có hơn 140.000 ca cấp cứu do phản ứng với thuốc kháng sinh. Cứ 5 người thì có 4 người đến khoa cấp cứu vì các tác dụng phụ liên quan đến kháng sinh là do phản ứng dị ứng. Những phản ứng này có thể từ phát ban nhẹ và ngứa đến phản ứng da phồng rộp nghiêm trọng, sưng mặt và cổ họng, và các vấn đề về hô hấp.

Một số loại kháng sinh phổ biến mà bạn có thể tham khảo

Thuốc kháng sinh thường được phân loại thành các nhóm. Dưới đây là một số nhóm kháng sinh phổ biến nhất:

Penicillin và dựa trên penicillin

Đây là một trong những loại kháng sinh lâu đời nhất và là phương pháp điều trị đầu tay cho nhiều tình trạng, bao gồm nhiễm trùng tiểu và nhiễm trùng đường hô hấp. Amoxicillin là một ví dụ về kháng sinh nhóm penicillin.

Tetracycline

Thường được kê toa cho các tình trạng phổ biến như mụn trứng cá, nhiễm trùng da, bệnh do ve gây ra, nhiễm trùng đường hô hấp, v.v.

Cephalosporin

Những loại kháng sinh này điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng tai, viêm phổi và viêm màng não.

Macrolides

Một loại thuốc thay thế phổ biến cho những người bị dị ứng với penicillin , những loại kháng sinh này được sử dụng để điều trị một số loại viêm phổi, STDs và các bệnh nhiễm trùng khác. Clindamycin và azithromycin là những ví dụ về kháng sinh macrolide.

Fluoroquinolones

Những loại kháng sinh đa năng này, bao gồm ciprofloxacin và levofloxacin, được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng da, xoang, khớp và tiết niệu. Tuy nhiên, fluoroquinolones có thể tương tác với nhiều loại thuốc thông thường và có thể có một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Sulfonamid

Loại sulfonamid được kê toa phổ biến nhất là trimethoprim-sulfamethoxazole , được bán dưới tên Bactrim hoặc Septra. Sulfonamid hoạt động bằng cách ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn và thường được sử dụng cho nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng da.

Trên đây là một số thông tin về thuốc kháng sinh, các câu hỏi thường gặp như uống kháng sinh trong thời gian bao nhiêu lâu, thuốc kháng sinh mất bao nhiêu giờ để ngấm vào cơ thể và thời gian đào thải của một số loại kháng sinh. Hy vọng các thông tin trên đây có ích với bạn trong quá trình sử dụng kháng sinh!

Có thể bạn quan tâm:

Tags

Bài viết mới

Cho khi chet se di ve dau con cho ban nuoi kiep nay
Chó, mèo bạn nuôi kiếp này khi chết đi về đâu, có đầu thai?
Chuyện tâm linh, Kiến Thức Hay
Nen thap huong chuoi tay hay chuoi tieu
Thắp hương chuối tây hay tiêu, vì sao không cúng chuối lùn?
Chuyện tâm linh, Kiến Thức Hay
Tai sao phai che ban tho khi co nguoi mat
Tại sao phải che bàn thờ, che gương khi nhà có người mất?
Chuyện tâm linh, Kiến Thức Hay
Tai sao nguoi chet phai buoc chan tay
Giải thích phong tục tại sao người chết phải buộc chân tay
Chuyện tâm linh, Kiến Thức Hay
Tai sao nguoi chet phai che mat
Tại sao người chết phải che mặt lại bằng một tấm vải trắng?
Chuyện tâm linh, Kiến Thức Hay
Tai sao nguoi chet van mem
Tại sao cơ thể người chết đã cứng khi hộ niệm lại mềm ra?
Chuyện tâm linh, Kiến Thức Hay

Bài viết liên quan

Cho khi chet se di ve dau con cho ban nuoi kiep nay
Chó, mèo bạn nuôi kiếp này khi chết đi về đâu, có đầu thai?
Nen thap huong chuoi tay hay chuoi tieu
Thắp hương chuối tây hay tiêu, vì sao không cúng chuối lùn?
Tai sao phai che ban tho khi co nguoi mat
Tại sao phải che bàn thờ, che gương khi nhà có người mất?
Tai sao nguoi chet phai buoc chan tay
Giải thích phong tục tại sao người chết phải buộc chân tay

Bình luận(3)

Viết câu hỏi của bạn...

Họ và tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
zalo
uu-dai-cuoi-thang-3