3 cách xử lý khi uống kháng sinh nhiều bị sưng môi, phù mặt

Mặc dù kháng sinh có tác dụng tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn, không cho vi khuẩn sinh sôi, từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh nhiều có thể mang đến những tác dụng phụ nhìn thấy được như sưng môi, phù mặt, sưng mắt… Hãy cùng tham khảo 3 cách xử lý khi uống kháng sinh nhiều bị sưng môi, phù mặt để có thể khắc phục một phần tình trạng nêu trên khi không thể ngưng sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Hầu hết mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ, nên thuốc kháng sinh cũng không phải là ngoại lệ. Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc các sinh vật khác trong cơ thể hoặc làm chậm sự phát triển của chúng.

uong-khang-sinh-sung-moi
Cách xử lý khi uống kháng sinh nhiều bị sưng môi, phù mặt

Thuốc kháng sinh có tác dụng rất hữu ích trong việc kìm hãm và chữa trị nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của thuốc kháng sinh xảy ra như một phản ứng không mong muốn, bên ngoài tác dụng điều trị mong muốn của thuốc kháng sinh bạn đang dùng. Những ảnh hưởng này có thể bao gồm từ phản ứng dị ứng nhẹ đến phản ứng phụ nghiêm trọng và gây suy nhược. Trong đó, sưng môi, phù mặt là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất.

Xác định rõ ràng nguyên nhân gây phù mặt, sưng môi, sưng mắt

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng phù mặt, sưng môi, sưng mắt có thể kể đến như dị ứng thực phẩm, dị ứng hoá chất, sốc phản vệ, viêm mô tế bào… Bạn cần phải các định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng này để có thể đưa ra cách khách phục hiệu quả nhất.

Trong trường hợp các loại kháng sinh bạn đang sử dụng gây nên các tình trạng nêu trên trong tình trạng cấp kèm theo các triệu chứng nặng như: khó thở, bí tiểu, nổi ban mẩn ngứa trên da, hoa mắt, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu… Bạn sẽ cần tới sự can thiệp y tế ngay lập tức để xét nghiệm máu, hoặc kiểm tra mức độ của việc phản ứng đối với các loại thuốc đang dùng. Bác sỹ có thể thay đổi các chủng kháng sinh phù hợp và không gây dị ứng cho cơ thể bạn.

Tuy nhiên, nếu tình trạng không quá nguy cấp và việc sử dụng kháng sinh là cần thiết trong việc điều trị bệnh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giảm thiểu tình trạng phù mặt, sưng môi, sưng mắt do sử dụng kháng sinh nhiều và dài ngày. Các phương pháp này thường được phân loại thành 3 nhóm: sử dụng thuốc, chườm và sử dụng các phương pháp tự nhiên, dân gian.

Uống thuốc kháng sinh bị phù mặt

Các biểu hiện có thể nhận thấy bằng mặt thường của hiện tượng phù mặt có thể kể đến như: Vùng da bị phù có xu hướng nhạt màu hơn, kém đàn hồi, dễ bị lõm khi dùng tay ấn xuống. Một dấu hiệu dễ nhận biết là người bệnh dễ bị tăng cân, mặt lớn hơn giống như bị tích nước.

Việc mặt bị phù không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra nguy cơ viêm da bội nhiễm đối với những người xuất hiện triệu chứng mẩn ngứa, rát da khó chịu. Nếu gãi quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng da bị tổn thương, gây hậu quả nghiêm trọng.

uong-khang-sinh-phu-mat
Uống thuốc kháng sinh bị phù mặt

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị thì có một số cách thức dân gian được áp dụng từ xa xưa có thể giúp người bệnh khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.

  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể sử dụng một chiếc khăn bọc quanh đá lạnh, sau đó dùng để chườm lên vị trí mặt bị sưng phù. Lưu ý không được sử dụng đá lạnh trực tiếp trên da vì có thể gây bỏng lạnh. Chườm tối đa 20’/lần sau đó để da nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục chườm. Tuyệt đối không nên chườm nóng vì sẽ càng khiến mặt bị sưng to hơn.
  • Theo đông y, sưng phù mặt thường liên quan đến rối loạn chức năng của gan, thận, mật. Đông y sẽ tập trung giải quyết căn nguyên của bệnh từ bên trong cơ thể. Vì vậy nếu gặp tình trạng sưng phù mặt, người bệnh có thể sử dụng các loại lá có tác dụng mát gan, thải phóng độc tố như: nhân trần, râu ngô, cà gai leo, …

Uống thuốc kháng sinh bị sưng môi

Phần môi bị sưng bất thường xảy ra khi uống thuốc kháng sinh là do hiện tượng phù mạch. Hiện tượng phù mạch ở môi không phải là tình trạng quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ cũng như mang đến cảm giác tê bì, ngứa rát khó chịu cho người bệnh. Có một số cách để xử lý tức thời có thể được áp dụng như sau:

uu-dai-cuoi-thang-3

Sử dụng thuốc có chứa các thành phần kháng viêm, chống sưng phù nề tại chỗ như: Alpha chymotrypsin, Alpha Choay,…

Các loại thuốc này sẽ tác động trực tiếp lên phần môi bị sưng và giảm phù nề một cách hiệu quả.

Sử dụng gel lô hội tươi

Dùng một ít gel lô hội tươi để xoa lên môi sẽ giúp chống viêm, làm dịu cảm giác ngứa rát và giảm sưng môi.

Mật ong

tính kháng khuẩn của mật ong sẽ giúp làm giảm sưng, giảm viêm, đồng thời cấp ẩm cho môi giúp giảm tối đa cảm giác ngứa rát do sưng phù.

Áp lạnh

Tương tự như những vùng da bị sưng và phù nề khác, phần môi bị sưng cũng cần được chườm lạnh thay vì chườm nóng. Bạn có thể sử dụng nhưng thực phẩm phía trên, bỏ trong khay đá tủ lạnh. Sau khi đá đã đông cứng, bạn có thể sử dụng những viên đá đặc biệt này để chườm môi, hiệu quả sẽ nhân lên gấp nhiều lần so với sử dụng đá viên thông thường.

Kem nghệ

Để giảm sưng đau bạn có thể sử dụng kem nghệ để bôi lên vùng môi của mình. Nghệ có tính sát khuẩn sẽ giúp môi giảm đau, giảm viêm và phục hồi các tế bào môi.

Uống thuốc kháng sinh bị sưng mắt

Sưng mắt do sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây đau rát, căng cứng và khó chịu xung quanh mắt. Tình trạng sưng có thể xuất hiện ở mí trên, mí dưới hoặc ở cả hai mí mắt. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới khả năng nhìn cũng như gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Khi gặp tình trạng trên, người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Các loại thuốc nhỏ mắt hoặc kem Steroid thường được sử dụng trong những trường hợp sưng đỏ mắt. Tuy nhiên bạn nên tham khảo tư vấn từ bác sỹ để tránh những rủi ro có thể xảy ra với đôi mắt của bạn.

Chườm lạnh

Tương tự, bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm mắt. Cần tránh chườm trực tiếp để tránh làm tổn thương đến vùng da mắt rất mỏng và nhạy cảm.

Chườm nóng

Đối với tình trạng sưng mắt, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng để làm giãn các mạch máu và giúp mí mắt được thư dãn. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra kỹ nhiệt độ của nước để tránh làm bỏng da.

Trên đây là một số phương pháp xử lý khi uống kháng sinh nhiều bị sưng môi, phù mặt, sưng mắt. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong trường hợp gặp phải những tình trạng nêu trên.

Có thể bạn quan tâm:

Tags

Bài viết mới

trang web nhap si hang my
Top 69 trang web mua hàng Mỹ uy tín, order giá sỉ rẻ tận gốc
Chia Sẻ, Mua hộ hàng trên Web nước ngoài, Nguồn hàng sỉ, Sỉ hàng Mỹ
Martiderm Black Diamond
Review 5 sản phẩm Martiderm Black Diamond cho làn da 0 tuổi
Chia Sẻ, Kinh nghiệm mua dược mỹ phẩm, Mua sản phẩm chăm sóc da
macbook-cu-cua-nhat
Có nên mua Macbook, iPad (dòng Air/Pro) cũ xách tay từ Nhật?
Chia Sẻ, Kinh nghiệm mua thiết bị thông minh, Nhật, Quốc Gia
kakaku-ban-may-anh-cu-nhat
Top 9 trang web mua máy ảnh cũ ở Nhật uy tín nhất hiện nay
Chia Sẻ, Mua hộ hàng trên Web nước ngoài
nen-tang-sang-tac-ca-dao-tuc-ngu-thanh-ngu-1
Tổng hợp nền tảng sáng tác ca dao, tục ngữ, thành ngữ hay nhất
Chia Sẻ, Kiến Thức Hay
Áo lót Uniqlo, đồ lót Nhật được ưa chuộng
5 kinh nghiệm mở shop áo lót Uniqlo, đồ lót Nhật xách tay
Chia Sẻ, Kinh nghiệm mua quần áo hiệu, Mua quần áo hàng hiệu tổng hợp, Nhật, Quốc Gia

Bài viết liên quan

nen-tang-sang-tac-ca-dao-tuc-ngu-thanh-ngu-1
Tổng hợp nền tảng sáng tác ca dao, tục ngữ, thành ngữ hay nhất
Kieng nuoi 3 con cho kieng nuoi 2 con cho
Kiêng nuôi 2 hay 3 con chó, được tặng chó thì có tốt không?
Nghiep gi ma khong co con
Nghiệp gì mà không có con, tại sao kiếp này không có chồng?
Nguoi chet co nho nguoi song khong
Người chết có nhớ người sống không và khi nào biết mình mất?

Bình luận(3)

Viết câu hỏi của bạn...

Họ và tên
Email
Số điện thoại
Nội dung
zalo
uu-dai-cuoi-thang-3